GIẤY CHỨNG NHẬN CE MARKING
Mục lục
Trong quan hệ xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận CE được coi là một tấm vé thông hành hữu hiệu, từ đó có thể giúp hàng hóa được thuận tiện lưu thông trong khu vực châu Âu. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn còn đang băn khoăn về vấn đề này cụ thể là về tầm quan trọng cũng như các thủ tục pháp lý liên quan đến CE Marking. Vậy CE Marking và thủ tục chứng nhập CE Marking sẽ tiến hành như thế nào? Với dung lượng của bài viết dưới đây Luật Doanh Trí sẽ giải thích rõ hơn cho quý khách hàng về vấn đề này.
1. Ký hiệu CE là gì - Chứng nhận CE là gì?
CE được viết tắt từ cụm từ tiếng Pháp Conformité Européenne có tên đầy đủ và chính thức là CE Marking. Chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm được lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.
Dấu CE là một biểu tượng phải được gắn vào nhiều sản phẩm trước khi chúng có thể được bán trên thị trường châu Âu. Dấu hiệu chỉ ra rằng một sản phẩm:
-
Hoàn thành các yêu cầu của chỉ thị sản phẩm châu Âu có liên quan
-
Đáp ứng tất cả các yêu cầu của các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất hài hòa được công nhận của Châu Âu
-
Phù hợp với mục đích của nó và sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản
2. Đối tượng áp dụng
CE Marking là đối tượng bắt buộc đối với nhóm sản phẩm nhất định trong khu vực Kinh tế châu Âu bao gồm 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà sản xuất của sản phẩm sản xuất trong EEA và các nhà nhập khẩu hàng hóa sản xuất trong nước phải bảo đảm rằng hàng hóa CE đánh dấu phù hợp tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn CE Marking không yêu cầu với những mặt hàng như:
-
Hóa chất
-
Dệt may
-
Thực phẩm
Ngoài ra, Liên Minh Châu Âu không yêu cầu dấu CE với các mặt hàng về dệt may, hóa chất, thực phẩm.
3. Ý nghĩa của chứng nhận CE Marking
Khi có chứng chỉ CE Marking, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích và cơ hội phát triển từ nó:
Thứ nhất, một sản phẩm được dán dấu CE, đồng nghĩa chất lượng của nó cực tốt, đạt chuẩn Châu Âu. Từ đó, việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước là rất dễ dàng. Khi hàng được xuất khẩu ra nước bạn, giá trị sản phẩm sẽ tăng lên rất nhiều.
Thứ hai, giúp nâng cao giá trị thương hiệu, đẩy mạnh tính cạnh tranh của sản phẩm. Việc kinh doanh sẽ phát triển với lợi nhuận cao hơn, đồng thời định vị được thương hiệu trong tâm trí khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, nói đến chất lượng đạt chuẩn Châu Âu thì khách hàng nào cũng mong muốn sở hữu. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ giành được lòng tin và sự yêu mến của khách hàng. Đây là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mọi thương hiệu.
Thứ tư, dấu CE đảm bảo sản phẩm có thể vào Liên minh châu Âu và cho phép di chuyển tự do trên gần 30 quốc gia tạo nên khu vực kinh tế châu Âu, cho phép tiếp cận trực tiếp với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Nếu một sản phẩm nên hiển thị dấu CE không được tìm thấy, nhà sản xuất hoặc nhà phân phối có thể bị phạt và phải đối mặt với việc thu hồi sản phẩm đắt tiền. Chính vì vậy việc tuân thủ là rất cần thiết.
4. Thủ tục đăng ký chứng nhận CE cho sản phẩm
Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm bao gồm:
-
Giấy yêu cầu chứng nhận
-
Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
-
Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
-
Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng
-
Kế hoạch sản xuất và kiểm soát chất lượng
-
Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm
-
Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận (nếu có)
Điều đáng quan tâm là những thông tin này tổ chức đánh giá sẽ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.
Quy trình đánh giá CE:
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
-
Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
-
Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
-
Đánh giá chính thức, bao gồm:
- Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
- Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
-
Báo cáo đánh giá;
-
Cấp Giấy chứng nhận;
-
Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 6 tháng/1lần)
Thông thường quy trình đánh giá được chia thành 2 đợt. Sau khi đánh giá đợt 1 chuyên viên đánh giá sẽ ghi báo cáo không phù hợp và chuyển cho bên được đánh giá để tiến hành khắc phục. Đánh giá đợt 2 sẽ tiến hành sau khi bên được đánh giá khắc phục xong các điểm không phù hợp. Nếu tất cả các điểm khắc phục đều đạt yêu cầu và không làm phát sinh thêm các điểm không phù hợp mới thì tổ chức đánh giá sẽ cấp chứng chỉ CE.
5. Quy trình cấp chứng nhận CE
Như chúng ta cũng đã biết thì tiêu chuẩn CE rất khắc khe trong việc chứng nhận, cụ thể các bước để có thể xét và cấp chứng nhận bao gồm:
Bước 1: Xác định chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng
Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết
Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn
Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File)
Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking Tuy nhiên thì với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:
Bước 6: Chứng nhận lại tiêu chuẩn
Bước 7: Đánh giá mở rộng thêm các chỉ tiêu khác
Bước 8: Thậm chí có thể đánh giá đột xuất để tăng tính khách quan hơn
Trên đây là tư vấn sơ bộ của Luật Doanh Trí về “Giấy chứng nhận CE Marking”. Nếu quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí qua các hình thức sau để được tư vấn chi tiết hơn:
Holine: 0911.233.955
Email: [email protected]
Gói dịch vụ tư vấn về Giấy chứng nhận CE Marking của Luật Doanh Trí bao gồm:
- Tư vấn thủ tục xin cấp chứng chỉ tuân thủ kỹ thuật CE
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm
- Soạn thảo hồ sơ cần thiết cho quý khách hàng
- Đại diện quý khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền
- Đại diện quý khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi hoàn thành công việc theo yêu cầu của Quý khách hàng.
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam